Chia Sẻ Kinh Nghiệm: Tư Vấn Mở Đại Lý Sơn

Khi mở đại lý sơn, nhiều người không biết bắt đầu từ đâu. Mỗi công việc kinh doanh đều có những điểm phức tạp nhưng quy trình cơ bản của nó thì không hề khác nhau là mấy. Đầu tiên, bạn cần phải tiến hành khảo sát xem kế hoạch đại lý của bạn có tính khả thi hay không bằng những cách làm cụ thể đó là: khảo sát nhu cầu tại địa điểm bạn muốn kinh doanh, giá các loại sơn của các cơ sở kinh doanh trong khu vực đó hoặc lân cận, ước lượng thu nhập bình quân của người dân sống tại khu vực đó.

 LÀM SAO ĐỂ MỞ ĐẠI LÝ SƠN NƯỚC?

Được rồi, ở đây chúng ta có 3 lựa chọn cho bạn:

  1. Bạn đã mở đại lý/cửa hàng và mong muốn tìm một mức giá chiết khấu tốt nhất? Hãy gọi ngay cho số điện thoại  0938.624.399 (Ms Yến) Hoặc nhắn tin qua Zalo để chúng tôi gửi bảng giá đại lý mới nhất cho bạn.
  2. Bạn chưa có đại lý và đã thực sự sẵng sàng để mở một đại lý sơn. Hãy gọi ngay cho số điện thoại 0938.624.399 (Ms Yến) để nhận được tư vấn đầy đủ về thủ tục cũng như cách thức mở đại lý sơn.
  3. Bạn nghĩ mình cần tìm hiểu thêm, hoặc bạn chưa biết bắt đầu như thế nào? Không sao, hãy đọc bài viết dưới đây!

>>> KINH NGHIỆM MỞ ĐẠI LÝ SƠN

Bạn muốn gia nhập vào ngành sơn nhưng chưa biết từ đâu? Bạn muốn mở đại lý sơn và trở thành nhà phân phối của một hãng nào đó nhưng còn đang phân vân và không biết phải làm như thế nào?  Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành thương mại, làm nhà phân phối cho nhiều hãng sơn nổi tiếng như Dulux, Jotun, Nippon, ... NgoinhaAnna xin chia sẻ cho những ai có cùng đam mê một vài trải nghiệm đã gặp phải.

kinh nghiem mo dai ly son ngoinhaanna

Thị trường sơn tại Việt Nam đang phát triển mạnh nên kinh doanh sơn cần có những am hiểu sâu rộng. Bao gồm việc lựa chọn: kinh doanh sơn loại nào, làm đại lý sơn hay nhà phân phối. Làm đại lý sơn thì làm đại lý cấp 1 hay đại lý cấp 2. Rồi khảo sát thị trường tại khu vực định kinh doanh, tìm hiểu xem có bao nhiêu cơ sở hay cửa hàng bán sơn hãng khác, cũng như cùng kinh doanh mặt hàng tương tự. Việc cần phải làm là ước lượng được thu nhập bình quân của người dân ở khu vực kinh doanh xem có phù hợp với mức giá sản phẩm sơn dự định kinh doanh… Ngoinhaanna xin chia sẻ một số thông tin hữu ích xoay quanh việc mở đại lý bán sơn cũng như định nghĩa thế nào là đại lý cấp 1, đại lý sơn cấp 2, nhà phân phối và nên chọn kinh doanh loại nào?

1. Công tác chuẩn bị trước khi mở đại lý sơn

Khi mở đại lý sơn, nhiều người không biết bắt đầu từ đâu. Mỗi công việc kinh doanh đều có những điểm phức tạp nhưng quy trình cơ bản của nó thì không hề khác nhau là mấy. Đầu tiên, bạn cần phải tiến hành khảo sát xem kế hoạch đại lý của bạn có tính khả thi hay không bằng những cách làm cụ thể đó là: khảo sát nhu cầu tại địa điểm bạn muốn kinh doanh, giá các loại sơn của các cơ sở kinh doanh trong khu vực đó hoặc lân cận, ước lượng thu nhập bình quân của người dân sống tại khu vực đó. Sau đó, bạn cần lên kế hoạch cụ thể cho những vấn đề sau:

  • Xác định khu vực sẽ làm đại lý
  • Mức vốn đầu tư ban đầu
  • Mức vốn lưu động của bạn sử dụng để kinh doanh
  • Mức lợi nhuận dự định thu được là bao nhiêu
  • Chất lượng của hãng sơn mà bạn muốn làm đại lý
  • Quy định của hãng sơn
  • Đảm bảo được nhân sự : vận tải, tư vấn…nếu có thể hãy kết hợp dịch vụ sơn nhà trọn gói
  • Cơ chế hỗ trợ cho đại lý sơn về phía nhà sản xuất
  • Giá cả có tính cạnh tranh so với thị trường không
  • Thương hiệu sơn mà bạn dự định kinh doanh là mạnh hay yếu hoặc thuộc dòng sơn mới
  • Khả năng sẽ đáp ứng được tối đa trong việc cung cấp của đại lý.

2. Lựa chọn các hãng sơn trên thị trường

nen lua chon hang son nao de mo dai ly

* Về thương hiệu

Chọn các hãng sơn nào tốt nhất, thương hiệu sơn nổi tiếng được nhiều người biết đến sẽ là một lợi thế cực lớn để mở đại lý sơn, vì hình ảnh thương hiệu, hay quảng cáo về hãng sơn này đã được người tiêu dùng biết rõ, họ sẽ dễ dàng đón nhận và mua hàng. Nhưng điều này lại làm cho bạn bị cạnh tranh về mặt nội bộ, bởi thị phần mà các đại lý sơn đi trước họ đã khai thác cũng như việc người tiêu dùng không có thói quen đổi nhà cung cấp. Vậy nên bạn cần phải thăm dò kỹ khu vực mình muốn kinh doanh nếu thương hiệu này đã được bán quá nhiều đồng thời bạn cần đưa ra giải pháp để thu hút khách hàng nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh cho đại lý của bạn.

Nếu như khu vực mình muốn kinh doanh ưu chuộng loại sơn với giá thấp thì nên lựa chọn sản phẩm với giá cả hợp lý, nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo. Kinh doanh gì cũng vậy đều cần uy tín, sự tin tưởng của khách hàng.  Hoặc bạn có thể kinh doanh cả 2 loại cao cấp và thường để đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.

* Lưu ý nhỏ là bạn cũng nên tìm hiểu một chút về sản phẩm từng hãng vì hãng cao cấp giá cao hơn mặt bằng thị trường cũng có 1 vài sản phẩm giá cả thấp, phù hợp với kinh tế.

Mở đại lý sơn cần lựa chọn các hãng sơn

* Về chất lượng

Bạn muốn làm đại lý sơn với mong muốn tồn tại lâu dài của thương hiệu, thì sản phẩm cung cấp và dịch vụ của bạn cần phải thật chất lượng, từ đó người tiêu dùng mới thực sự tin tưởng và sử dụng sơn do đại lý bán ra. Hơn nữa, đối tượng là các chủ thầu xây dựng, họ luôn muốn sử dụng loại sơn có chất lượng nhằm đảm bảo uy tín cho chính họ. Để biết được chất lượng của hãng sơn bạn định chọn, hãy kiểm tra sản phẩm dùng thử của hãng bằng cách thử nghiệm sơn ngay trên mặt bằng nào đó, từ đó bạn sẽ đánh giá được chất lượng của sơn. Cách khả thi nhất là bạn nên để cho người thợ sơn( tin cậy) có kinh nghiệm lâu năm đánh giá để đảm bảo mức độ đánh giá là tốt nhất.

→ Mở đại lý cần quan tâm chất lượng các hãng sơn trên thị trường

* Mức độ chiết khấu

Sau khi đã xem xét các yếu tố trên thì lợi nhuận chính là yếu tố quyết định bạn nên hay không nên thực hiện việc kinh doanh hãng sơn này. Lợi nhuận của đại lý sơn dựa trên mức chiết khấu mà các hãng sơn dành cho đại lý.

>>> Mỗi hãng sơn sẽ có chiết khấu khác nhau. Chiết khấu sơn Mykolor khoảng 16- 21%, chiết khấu sơn Dulux khoảng 25-35%, chiết khấu sơn Nippon khoảng 25-30%…Nhưng đừng nhìn vào chiết khấu mà đánh giá. Ví dụ như: có 1 sản phẩm sơn hãng Mykolor chiết khấu 16% nhưng lại rẻ hơn sản phẩm hãng khác chiết khấu 22%, và tất nhiên cùng trong hãng Mykolor có sản phẩm chiết khấu 16% lại đắt hơn loại có chiết khấu 18%

→ Chiết khấu chỉ nên xét trong 1 hãng, và xét các cửa hàng bán sơn hãng đó

>>> MỞ ĐẠI LÝ SƠN CẦN BAO NHIÊU VỐN

Bạn cần phải chuẩn bị số vốn nhất định cho việc mở đại lý sơn. Lượng vốn này cũng phụ thuộc vào khả năng kinh tế của từng đại lý. Khi mở đại lý bạn cần quan tâm đến 2 mức vốn là vốn nhập hàng và mức vốn bị nợ đọng khi xuất hàng bán ra. Thông thường, số vốn cần và đủ để bạn mở đại lý cấp 2 là từ khoảng 100 triệu VNĐ đến 200 triệu VNĐ. Nếu bạn muốn mở đại lý sơn cấp 1 thì số vốn này còn phụ thuộc vào quy định của nhà sản xuất sơn thường là 4 tỷ đến 6 tỷ trong 1 năm.

mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn

– Vốn nhập hàng ban đầu

Vốn để bạn nhập sơn ban đầu khi mở đại lý sơn chính là phần chi phí bỏ ra để bạn thực hiện mục đích kinh doanh, tức là số tiền bạn chi ra cho nhân công, đặc biệt là để mua được các thùng sơn, cũng như vận chuyển về đến địa điểm kinh doanh của bạn. Trong vốn này không bao gồm các chi phí rủi ro, chi phí thuê mặt bằng (nếu có), chi phí lưu kho bãi hoặc các loại chi phí nhằm duy trì hoạt động kinh doanh khác. Chi phí dùng cho việc nhập hàng khi mới kinh doanh khoảng từ 80 triệu VNĐ – 100 triệu VNĐ.

– Vốn nợ đọng

Đây là khoản vốn được dự trù khi bạn mở đại lý sơn, nhằm mục đích đề phòng các trường hợp khách hàng mua hàng nhưng mua chịu và chưa thanh toán ngay mà hẹn thanh toán tiền sơn sau một khoảng thời gian. Chính vì vậy, lúc này, hàng trong kho đã hết và bạn không thể chờ khách trả nợ tiền hàng rồi mới nhập hàng tiếp mà bạn phải bỏ ra một khoản giống như vốn ban đầu để nhập hàng. Đương nhiên lúc này, lượng vốn ban đầu của bạn sẽ phải tăng lên.

>>> TÌM NGUỒN CUNG CẤP SƠN Ở ĐÂU ?

* Để trả lời cho câu hỏi tìm nguồn cung cấp sơn ở đâu, bạn chỉ cần hiểu được thế nào là Đại lý sơn cấp 1, Đại lý sơn cấp 2? 

- Đại lý sơn cấp 1 là gì?

Giống như các nghành kinh doanh khác thì đại lý sơn cấp 1 là tổ chức hoặc đơn vị có vốn lớn, có nơi trưng bày sản phẩm, có kho hàng, bộ phận vận chuyển, nhân lực tham gia vào quá trình phân phối sơn của công ty( họ nhập hàng trực tiếp từ công ty sản xuất sơn) . Đây là đại lý phân phối( đầu tư làm lớn đôi khi người dân gọi là công ty phân phối, nhà phân phối, trung tâm phân phối). Trong quá trình phân phối, đại lý sơn cấp 1 rất ít bán hàng hóa cho khách hàng là người dân. Khách hàng của họ đa số là chủ thầu xây dựng, thợ sơn, đại lý bán lẻ sơn tại địa phương hay còn gọi là đại lý sơn cấp 2, đại lý sơn cấp 3.

→ Tìm nhà cung cấp sơn hãng nào thì hãy tìm đại lý phân phối (công ty phân phối) sơn hãng đó

- Thế nào là đại lý sơn cấp 2?

Đại lý sơn cấp 2 nhập sản phẩm sơn từ Đại lý sơn cấp 1, chiết khấu bao nhiêu phần trăm(%), thưởng, hỗ trợ, ưu đãi đều do đại lý sơn cấp 1 quyết định.

Trong lĩnh vực sơn, việc mở đại lý sơn cấp 1 hay 2 là nỗi đắn đo của rất nhiều người làm kinh doanh

*** Có nên mở đại lý sơn cấp 2 ?

“Đại lý sơn cấp 2 là chọn lựa tối ưu lợi nhuận cho công việc kinh doanh của bạn” đây là lời khuyên của chúng tôi. Mới đầu nên mở đại lý cấp 2, rồi mới tăng dần lên đầu tư lớn khi bạn đã có kinh nghiệm. Khi đó bạn đăng kí làm đại lý sơn cấp 1 với công ty sản xuất . Hơn nữa, đại lý nào cũng vậy, bán càng nhiều thì mức chiết khấu càng cao và ngược lại. Nhưng nếu là đại lý cấp 1, bạn phải bỏ số vốn lớn để ôm hàng và chịu nhiều chi phí cơ hội. Mới đầu kinh doanh chưa có thị trường → Chưa bán được hàng nhiều → Tồn kho. Nhưng tới tháng tiếp theo vẫn phải nhập hàng tiếp → hàng tồn lại tồn kho…

Hơn nữa đọc về định nghĩa đại lý sơn cấp 1 ở trên thì bạn đã hiểu: Đại lý sơn cấp 2 không cần phải đăng kí kinh doanh với công ty sản xuất sơn. Họ không bị bó buộc, áp lực doanh số: Nhập bao nhiêu bán bấy nhiêu

>>> Nên mở đại lý sơn gì?

Rất nhiều câu hỏi tương tự như mở đại lý gì có lời? Đây là câu hỏi khó trả lời, nó phụ thuộc vào các yếu tố đã đề cập ở trên, ngoài ra còn 1 vài yếu tố phụ như: chiến thuật kinh doanh mỗi người; ” máu kinh doanh” của bạn: sự táo bạo, giám đầu tư ; ” gặp thời” cũng là 1 yếu tố nhỏ vì cơ hội đôi khi chỉ đến 1 lần. Và quan trọng nhất trong yếu tố phụ này là: “Tâm huyết”, “kiên trì”

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều hãng sơn nổi tiếng như Dulux, Kova, Nippon, Jotun, ... Mỗi hãng có những chính sách đại lý, nhà phân phối khác nhau, tùy thuộc vào thị trường và khu vực xung quanh mà bạn lựa chọn cho mình hãng sơn thích hợp.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một Nhà phân phối lâu năm trong ngành, Ngoinhaanna đưa ra lời khuyên chân thành cho một người mới bước chân vào ngành sơn như bạn là nên chọn làm đại lý cấp 2 của một NPP sơn uy tín, bởi như vậy sẽ hạn chế được những rủi ro ban đầu bạn gặp phải.

Bạn muốn trở thành đại lý cấp 2 của Ngoinhaanna, liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí:

Công ty TNHH Ngôi Nhà Anna

ĐC: 15 Phạm Ngũ Lão, P.3, Q. Gò Vấp, TP. HCM

ĐT:  0938 624 399

Email: ngoinhaanna@gmail.com

Website: www.ngoinhaanna.com

Quy Mô Ngôi Nhà Anna

Một trong những đại lý phân phối sơn cấp 1 lớn nhất tại HCM, chuyên cung cấp các dòng sơn nội ngoại thất, bột trét cao cấp chính hãng với giá sỉ. Chúng tôi luôn là người đồng hành tin cậy với người tiêu dùng ngành sơn, cam kết cung cấp sơn với giá tốt nhất thị trường. Hơn 10 năm hoạt động trong ngành, Ngôi Nhà Anna đã đạt được những thành tựu:

11

Năm Kinh nghiệm
Năm Kinh nghiệm

63

Phân phối tỉnh thành toàn quốc
Phân phối tỉnh thành toàn quốc

15,000

Tô điểm công trình
Tô điểm công trình

10,000,000

Phân phối mỗi năm
Phân phối mỗi năm
0938 624 399 - 0383 624 799
Nhắn tin qua Facebook Nhắn tin qua Zalo